cà phê vối là gì

Cafe Robusta Là Gì ?

Cafe Robusta là 1 trong 2 dòng Cà phê phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất trên Thế Giới, ở Việt Nam có tên gọi dân gian là “cà phê Vối”.

cà phê vối là gì

Robusta cũng là loại cafe gắn liền với đất nước và con người Việt Nam chúng ta. Là hương vị café quen thuộc nhất đối với người Việt Nam.

Từ trước đến nay, người Việt chúng ta thường uống loại cà phê này dưới nhiều hình thức khác nhau như:

  • Có pha trộn
  • Có tẩm vị
  • Nguyên chất
  • Rang mộc
  • Mix vị (thường được trộn thêm với Arabica, Culi…)

Nhưng dưới hình thức nào thì “nguyên liệu Robusta” cũng là thành phần chính phổ biến trong các sản phẩm café ở nước ta.

Để cảm nhận được “hương vị thật sự” của Cà phê Robusta thì bạn nên dùng thử: cà phê nguyên chất, rang mộc, được chọn từ trái cà phê chín.

Hạt Cà phê Robusta

Để nhận biết hạt café robusta thì dễ lắm, nhìn hình dáng hạt hơi tròn, hơi elip, chứ không dài như hạt Arabica. Kích thước có lớn có nhỏ, nhưng nhìn chung thì hạt vẫn nhỏ hơn so với Arabica.

Màu sắc sau khi rang: tùy vào mức độ rang sẽ cho ra màu khác nhau, rang tối (dark roast) màu sẽ đậm hơn và đen hơn so với rang vừa (medium roast).

Hạt cafe sau khi rang sẽ có mùi thơm đặc trưng của dòng café robusta, hạt từ trái chín sẽ thơm ngon hơn, rang tối (dark roast) sẽ thơm đậm hơn, rang mộc sẽ có mùi thơm của cà phê nguyên chất.

cà phê vối là cà phê robusta

Cà phê Robusta có vị gì ?

  • Vị Cafe: mang hương vị cafe nói chung, và có thêm vị khác biệt đặc trưng của dòng Robusta. Vị café ngon sẽ khiến bạn tưởng nhớ đến nó. Khi nếm vào 1 chút sẽ có mùi vị và hương thơm dậy lên tỏa ra: ở lưỡi và trong khoang miệng, dậy lên phía trên mũi, có cảm giác là lan tỏa lên tới trán và khắp vùng mặt, xuống phía dưới vùng họng và cuống họng ta cũng có thể cảm nhận được mùi thơm và hậu vị của nó.
  • Vị Đắng: vị đắng đặc trưng của cà phê Robusta, đắng hơn so với cà phê Arabica 1 chút, rang tối (dark) hơi đắng hơn so với rang vừa (medium) 1 chút.
  • Vị Khét: đây là vị đặc trưng khác biệt của Robusta, vị này khiến cho ta có cảm giác « mạnh mẽ » và « hưng phấn ».
  • Vị Chát: vị chát thường có trong các loại café, trà và rượu vang. Hầu hết tất cả các loại cà phê đều có vị chát, Robusta cũng vậy, Arabica thì ít hơn 1 xíu. Vị chát này là do Tanin, chất này tốt cho sức khỏe của chúng ta. Nhưng nếu bạn không thích vị chát này, có thể giảm vị chát bằng cách pha café theo kiểu Cold Brew, hoặc pha bằng giấy lọc hay bình chuyên dụng gọi là phương pháp Pour Over.
  • Vị Chua : vị chua trong Robusta có nhưng rất ít, ít hơn so với Arabica, khiến cho ta hầu như không cảm nhận được, hoặc khó có thể cảm nhận được. Chỉ có những người cảm nhận được sâu sắc mùi vị mới có thể cảm thấy được vị chua trong café Robusta. Tuy nhiên, 1 số loại Robusta cũng có vị chua rõ rệt, và tùy vào cách chế biến (lên men) sẽ mang 1 vị chua dễ nhận thấy.

1 tách cà phê robusta, hương vị cafe robusta

Cà phê Robusta Việt Nam

Việt Nam chúng ta nổi tiếng với dòng cà phê Robusta không chỉ ở trong nước mà trên cả Thế Giới. Cả Thế giới biết đến cà phê Việt Nam không chỉ qua những Thương hiệu café Nổi tiếng như (Trung Nguyên) mà còn qua số liệu về sản lượng xuất khẩu cà phê. Trong nhiều năm liền, Việt Nam chúng ta đứng số 1 về xuất khẩu cà phê (chủ yếu là Robusta).

Đối với trong nước, café Robusta đã trở thành café truyền thống, quốc hồn quốc túy của dân tộc. Hình thành nên Văn hóa café cả nước nói chung, và khu vực nói riêng (như vùng Tây Nguyên, Tphcm, Hà Nội…).

Với nhiều người Việt Nam ở mọi độ tuổi, ly café sáng là 1 thứ không thể thiếu. Từ trong nhà ra tới đầu ngõ, từ thành thị đến nông thôn. Mỗi người có mỗi sở thích riêng, cách thưởng thức café khác nhau. Nhưng nền tảng vẫn là “hương vị cafe Robusta truyền thống”.

Người Việt chúng ta cũng có nhiều sự Sáng tạo, tạo ra những Sản phẩm café, loại café, món café, phong cách thưởng thức… từ nguồn nguyên liệu Robusta “Trời phú” cho Đất nước chúng ta. VD: cà phê sữa đá, cà phê trứng, cà phê chồn, cà phê muối… Những “sáng tạo café” này không những được người Việt chúng ta đón nhận, mà ngay cả những bạn bè Quốc tế đến Việt Nam du lịch cũng đã công nhận.

Đa dạng và phong phú thêm cho bức tranh café Việt Nam, đó là “bản sắc văn hóa café ở mỗi vùng miền”. Khi bạn lên Tây Nguyên bạn sẽ được thưởng thức café theo kiểu Tây Nguyên, khi bạn đến Sài Gòn bạn sẽ được thưởng thức café theo phong cách người Tphcm, khi bạn ra Hà Nội bạn cũng sẽ được trải nghiệm café phong cách người Hà Nội…

Những “mảnh ghép” này tạo nên 1 “bức tranh” tuyệt đẹp cho cái gọi chung là “Văn hóa Café Việt Nam”. Mà nền tảng chính là loại “Cà phê Robusta” trời phú cho Đất nước chúng ta.

quả cà phê vối trên cây

Cà phê Robusta giá bao nhiêu ?

Ở Việt Nam, “rẻ mà ngon” thì chỉ có thể là Cà phê Robusta. Là nơi có sản lượng đứng đầu Thế giới, thì tất nhiên phải có lợi thế về giá cả.

Hiện tại thời điểm này là Tháng 4 Năm 2024, giá cà phê nhân Robusta ở Việt Nam vào khoảng 105.000 – 111.000đ  cho 1kg.

Giá Sản phẩm Cà phê Robusta Nguyên chất bán lẻ trên thị trường từ 160.000đ – 250.000đ / kg, tùy vào chất lượng thành phẩm.

Mặc dù bạn thấy giá cà phê robusta trong nước tăng chóng mặt, nhưng so với các nước trên Thế giới thì trong nước chúng ta vẫn có lợi thế hơn. Vì Việt Nam chúng ta là nguồn: trồng, sản xuất, chế biến và xuất khẩu Cà phê Robusta.

Cà phê Robusta được trồng ở đâu ?

Trên Thế giới, cafe Robusta được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Malaysia…), Nam Mỹ (Brasil), và 1 số khu vực khác thuộc Châu Á và Châu Phi (Ấn Độ, Uganda…).

Ở Việt Nam, 90% tổng diện tích trồng cà phê là trồng Robusta (vì điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với cây café này). Được trồng nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên (Đăk Lak, Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kontum). Còn lại được trồng ở các khu vực khác như: phía Nam (Đồng Nai, Vũng Tàu), Miền Trung (Quảng Trị), phía Bắc (Sơn La, Điện Biên…).